Phân Tích THỊ TRƯỜNG KHU VUI CHƠI TRẺ EM Hiện Nay

Thị trường khu vui chơi trẻ em

Trước khi kinh doanh, không phải hứng lên là ta làm, HAY CHỈ ĐƠN GIẢN có vốn là có thể kinh doanh tốt đối với thị trường khu vui chơi trẻ em hiện nay ở VN. Mà chúng ta cần có kế hoạch kinh doanh khu vui chơi trẻ em cụ thể.

Tại sao nên PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG khu vui chơi trẻ em?

Lập kế hoạch và nghiên cứu thị trường giúp gì trong chiến lược kinh doanh?

Vì khu vui chơi thuộc về lĩnh vực giải trí, khi người dân đủ ăn, đủ sống, đủ mặc thì người dân mới nghĩ đến vui chơi được. Người ta không thể nhịn ăn nhịn mặc để vui chơi.

Vì vậy nên chúng ta cần lên kế hoạch, phân tích thị trường khu vui chơi trẻ em hiện tại ở những thành phố lớn so sánh với thị trường ở từng ĐỊA PHƯƠNG càng chi tiết càng tốt. Và chủ đầu tư xem xét nó có phù hợp với khu vực chúng ta đang sinh sống hay không. 

Cũng như vấn đề đi bơi, chúng ta biết bơi thì vứt xuống sông, xuống bể kiểu gì cũng bơi được. Nhưng ngược lại nếu chưa biết bơi thì đầu tiên chúng ta phải tìm hiểu về những kiến thức, hay để chắc chắn hơn chúng ta phải kết hợp luyện tập bơi, được người hướng dẫn kỹ càng,..Trong kinh doanh khu vui chơi trẻ em cũng vậy, phải tìm hiểu trước để biết sơ qua mình phải làm gì, nếu không thì rất dễ dàng bị “đuối nước”.

So sánh thị trường khu vui chơi trẻ em ở vùng nông thôn

Loại hình đầu tư kinh doanh khu vui chơi trẻ em ở thành phố thì khá phổ biến nhưng ở khu vực các tuyến huyện thì còn khá hiếm và xa lạ. Thường mọi người sẽ tiếp xúc nhiều với một số loại hình vui chơi ngoài trời vào những ngày lễ hội như đu quay, tàu lửa, xúc hạt, tô tượng,…. còn mô hình vui chơi trong nhà thì ít. Vì thế đây là một thị trường kinh doanh nghành giải trí cho bé trong nhà rất tiềm năng.

Nhu cầu lớn

Báo cáo năm 2015 của Bộ phận Thống kê ASEAN (ASEAN Stats) thuộc Ban Thư ký ASEAN, tỉ lệ trẻ dưới 15 tuổi ở Việt Nam chiếm 23,5% dân số. Chỉ tính riêng ở TP.HCM, số trẻ dưới 16 tuổi cũng lên tới 1,7 triệu và chiếm trên 1/4 dân số của Thành phố. Thế nhưng số điểm vui chơi cho trẻ chỉ mới đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu này. Do đó, TP.HCM có chủ trương kêu gọi tư nhân đầu tư xây dựng theo hình thức xã hội hóa.

Nhu cầu cao, lợi nhuận cao nên thị trường đón sóng đầu tư nhộn nhịp vào lĩnh vực này từ năm 2014, với những cái tên nổi bật như Vietopia của Him Lam, KizCiti đi theo mô hình khu vui chơi hướng nghiệp, Vin Kids Center của VinGroup, tiNiWorld của Công ty Thiếu Nhi thì lại đi theo mô hình khu vui chơi, mua sắm cho trẻ.

Thị trường khu vui chơi trẻ em 3 tỉ USD

“Theo thống kê, thị trường giải trí của trẻ em tại Việt Nam hiện đang có giá trị khoảng 3 tỷ USD, chiếm 60% trong tổng doanh thu của toàn ngành kinh doanh liên quan đến trẻ em như giáo dục, y tế, giải trí. Với quy mô thị trường cùng dân số đang ngày một tăng, ngành giải trí của trẻ em tại Việt Nam, đặc biệt là thị trường trung tâm trò chơi thật sự đầy tiềm năng”, CEO của Nkid cho biết.

Hiểu được nhu cầu vừa học vừa chơi của trẻ, nhiều mô hình khu vui chơi trong nhà hiện đại kết hợp giáo dục và giải trí cho trẻ em từ 2 – 12 tuổi đã được xây dựng nên. Đây không chỉ là sân chơi bổ ích cho trẻ mà còn giúp các em phát triển toàn diện cả thể chất, trí tuệ và cảm xúc. 

Chúng ta xem xét các ông lớn khai thác thị trường này như thế nào?

Tìm hiểu về khu vui chơi trẻ em tiNiWorld

Ông Thomas Ngô, CEO Công ty Nkid – chủ đầu tư chuỗi trung tâm trò chơi trẻ em tiNi World cho biết:

tiNiWorld được thành lập vào tháng 9 năm 2009, là nhà tiên phong trong việc phát triển các trung tâm “Giáo – Trí” cho trẻ em tuổi từ 0-12 tại Việt Nam. Với sứ mệnh: “Tạo nên một môi trường an toàn, lành mạnh, vui nhộn, mang tính quốc tế và cộng đồng dành cho tất cả trẻ em để đến vui chơi, học tập và phát triển theo phương pháp Giáo – Trí”, tiNiWorld đã không ngừng tiên phong và phát triển hệ thống chuỗi Sân Chơi “Giáo-Trí” nhằm phục vụ và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về vui chơi giải trí của các bé và quý phụ huynh.

Đầu năm 2014, tiNi vừa triển khai mô hình tiNiTown đầu tiên với hơn 20 hoạt động trên diện tích 2.500 m2 tại TP HCM.

Khu vui chơi thiếu nhi tiNi World

Hiện nay, tiNiWorld đã có 40 trung tâm trên khắp các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Cần Thơ, Buôn Ma Thuột, Hải Phòng, Hà Nội, Việt Trì, Quảng Ninh,… và với mong muốn tạo cơ hội cho mỗi trẻ em trên cả nước đều được đến và trải nghiệm tiNiWorld, trong những năm tới tiNiWorld sẽ tiếp tục kế hoạch mở rộng đến các tỉnh, thành trên cả nước.

Xem thêm cụ thể địa chỉ các chi nhánh khu vui chơi trẻ em tiNi World và số điện thoạt Hotline trên cả nước.

Khu vui chơi KizWorld

Nkid cũng đang phải đối mặt với khá nhiều đối thủ đáng gờm khác. Tháng 12/2013, khu vui chơi KizWorld với mô hình giải trí trong nhà dành cho trẻ em từ 3-16 tuổi đi vào hoạt động. Khu này có diện tích 5.500m2, nằm trong khuôn viên trung tâm thương mại Parkson Flemington, quận 11, TP HCM do Công ty cổ phần giải trí KizWorld làm chủ đầu tư. Đây là mô hình dành cho người chơi trải nghiệm bằng việc nhập vai vào nhiều ngành nghề như bác sĩ, cứu hỏa, phi hành gia, chuyên gia thiết kế ô tô, thợ làm bánh…

Khu vui chơi Vin kids center

Ngay cả một ông lớn là Vingroup cũng không bỏ qua lĩnh vực béo bở này khi đưa vào hoạt động VinKC (Vin kids center) tại trung tâm thương mại Vincom B, quận 1, TP HCM. Trước đó, một trung tâm tương tự đã được mở tại Vincom Mega Mall Times City (Hà Nội). Mô hình của VinKC là kết hợp giữa mua sắm, vui chơi, phát triển kỹ năng… cho trẻ em 0-15 tuổi.

Khu vui chơi định hướng nghề nghiệp Vietopia

Nhưng quy mô đầu tư lớn nhất phải kể đến khu vui chơi giải trí Vietopia, nằm ở khu Him Lam, quận 7. Khu này rộng tới 22.000 m2 với số vốn đầu tư lên tới 520 tỷ đồng. Chủ đầu tư dự án là Công ty cổ phần Him Lam Phát triển trí tuệ trẻ em Việt (Himlam Vikid). Khu này đã mở cửa hoạt động từ 1/1/2014.

khu vui choi vietopia 4

Toàn bộ khu vui chơi nằm riêng biệt trên một khu đất ở khu vực nội thành, có 72 mô hình nghề nghiệp được bố trí trong nhà, trang bị máy lạnh và trẻ đến chơi được gắn định vị GPS, đảm bảo các tiêu chí chơi vui vẻ, an toàn, học nhiều kiến thức…

Khu vui chơi thành phố hướng nghiệp Kizciti

Còn Kizciti nằm trong khuôn viên công viên Khánh Hội, quận 4 có mức đầu tư 40 tỷ đồng, diện tích toàn khu trên 20.000 m2 với mô hình các tòa nhà, quảng trường, đường phố… bố trí ngoài trời. Ngược lại, KizWorld lại là mô hình giải trí trong nhà, nằm trọn trên lầu 4 của Parkson Flemington.

Ngoài điểm chung là suất đầu tư rất lớn, hầu hết các nhà đầu tư đều khôn khéo chọn cho mình phong cách riêng. 

Tìm hiểu về “mô hình kinh doanh khu vui chơi theo hộ gia đình” kinh doanh ra sao?

Hiện nay nhu cầu mở khu vui chơi trẻ em theo hình thức kết hợp khu vui chơi bên trong quán cà phê đang là xu hướng đầu tư. Bởi vì nhu cầu người tiêu dùng ngày càng tăng, đáp ứng nhu cầu “MÌ ĂN LIỀN”. Những hình thức kinh doanh này có ưu điểm đáp ứng nhanh nhu cầu cho con đi chơi ở khu vui chơi trong nhà, nơi gần mình nhất và đáp ứng được nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn trong không gian của quán cafe được trang trí khá đẹp, tự nhiên và nhiều phong cách hiện đại.

Setup khu vui chơi trẻ em bên trong quán cafe
Setup khu vui chơi trẻ em bên trong quán cafe

Giá vé vào khu vui chơi không quá cao chỉ dao động gần bằng giá của 1 ly cafe, nơi gửi xe và khoảng cách đi đến khu vui chơi rất nhanh gọn, ít rờm rà và đặc biệt bé không quá đòi hỏi những nhu cầu mua sắm khác, để hạn chế được số tiền chi tiêu cho bé. 

Chi phí mở khu vui chơi MINI

Và đặc biệt rằng, diện tích khu vui chơi trẻ em nằm trong quán cafe không cần quá rộng, vừa và đủ trò chơi cơ bản là có thể giữ chân các bé. Sự kết hợp kích cầu cùng nhau phát triển, một xu hướng không phải quá mới mẻ nhưng nếu chúng ta linh hoạt kết hợp, điều đó cũng khá dễ dàng thành công.

Ngoài ra, chi phí để mở khu vui chơi bên trong quán cafe không quá lớn như ở những hình kinh doanh khu vui chơi trẻ em như những ông lớn ở trên.

Vì thế chi phí mở một khu vui chơi trẻ em diện tích nhỏ có giá từ 100tr – 300tr tùy vào diện tích đầu tư.

khu vui choi FUNY

Xin mời quý khách hàng tham khảo chi tiết về lĩnh vực kinh doanh khu vui chơi trẻ em trong quán cà phê, kinh doanh thế nào, chi phí ra sao, có nên mua nhượng quyền khu vui chơi trẻ em không?

So sánh các hình thức kinh doanh khu vui chơi

Không khó để nhận ra 3 trường phái được chia ra khá rõ trong mô hình kinh doanh này.

Nhóm thứ nhất:

Với mô hình khu vui chơi tích hợp trong các tòa cao ốc như tiNiWorld hay KizWorld, cha mẹ có thể giao hẳn con rồi tự do đi mua sắm, tập thể dục, xem phim và ở các tầng khác. Trong khi đó, nhóm thứ hai ở một số khu như Vietopia, nhà đầu tư bố trí những khoảng không gian dành cho đọc sách, nghỉ ngơi, làm việc có kết nối Internet, hay nhu cầu ẩm thực.

Nhóm thứ hai:

Tận dụng lợi thế bất động sản của các công ty mẹ để có các vị trí đẹp như Vietopia của Him Lam hay đi theo chuỗi trung tâm thương mại như Vin Kids Center của Vingroup.

Sau một thời gian đi vào hoạt động và gặt hái được những thành công bước đầu đầy ấn tượng, thiên đường mua sắm & amp; dịch vụ cho trẻ em lớn nhất Việt Nam – VinKC (Vin Kids Center) sẽ chính thức được đổi tên thành Kids World kể từ ngày 2/3/2014.

Tuy nhiên, đây là mô hình chỉ dành cho các thành phố hoặc tỉnh lớn do giá vé cao, vì có đầu tư ban đầu lớn để đảm bảo các yếu tố về cơ sở vật chất và dịch vụ chuyên nghiệp. Chính vì thế, nhóm này gặp khó trong việc mở rộng vì quỹ đất có vị trí tốt đang ngày càng hiếm ở các khu vực nội thành.

Nhóm thứ nhất chọn hướng theo các trung tâm thương mại như tiNiWorld. Cách này sẽ giảm chi phí đầu tư ban đầu, mức giá cũng vì thế mà cạnh tranh hơn. Hiện nay, tiNiWorld có giá vé từ 40.000-120.000 đồng (tùy vị trí), mức giá thấp hơn rất nhiều so với mức giá từ 180.000-190.000 đồng (chưa kèm người lớn) của nhóm thứ 2 là KizCiti hay Vietopia. Để tăng doanh thu, Vietopia còn mở rộng kinh doanh bằng mô hình phục vụ cả cha mẹ và chia sẻ không gian với các nhà tài trợ.

Nhóm thứ ba:

Đối với nhóm thứ ba, hình thức này được các chủ đầu tư ở các địa phương được vận dụng khá linh hoạt, họ thể kinh doanh quán cafe kết hợp cùng khu vui chơi trẻ em, mở shop thời trang cùng khu vui chơi trẻ em, nhà sách kết hợp khu vui chơi,… Hình thức này góp phần kích cầu nhu cầu người tiêu dùng để song song cùng phát triển. Vốn đầu tư thấp từ 100 – 300tr đã có một khu vui chơi trên 100m2.

Kinh doanh khu vui chơi trẻ em bên trong trung tâm mua sắm thời trang.
Kinh doanh khu vui chơi trẻ em bên trong trung tâm mua sắm thời trang.

Về chiến lược kinh doanh đại diện cho 3 nhóm trên

Một chủ đầu tư ở nhóm 1:

Theo ông Thomas Ngô, (CEO Công ty Nkid) nhà đầu tư vào lĩnh vực này cũng phải hết sức linh hoạt, bởi nhu cầu của khách hàng thay đổi rất nhanh, ngày càng yêu cầu cao hơn nên để kinh doanh và phát triển một trung tâm trò chơi trẻ em, các tiện ích và quy mô là yếu tố tiên quyết.

Một chủ đầu tư ở nhóm 2:

Bà Nguyễn Quế Anh, Giám đốc Vietopia cho biết nơi này còn có cả khu vực cho bà mẹ có con nhỏ nghỉ ngơi, có nước sôi pha sữa, có khu vực thay tã…

Một chủ đầu tư ở nhóm 3:

Theo chị Ý chủ đầu tư khu vui chơi Cafe FUNKID cho biết, khu vui chơi đầu tư chưa đến 1 tỷ nằm bên trong khuôn viên quán cafe sân vườn, tiểu cảnh tự nhiên,.. thời gian thu hồi vốn cho riêng phần khu vui chơi thu hồi rất nhanh chỉ trong vòng chừng 2 – 4 tháng đầu đã thu hồi trọn gói, sự kinh doanh cho riêng phần cafe cũng khá tốt do có khu vui chơi trẻ e trong nhà làm trung tâm.

Vào những dịp lễ khuôn viên nơi bãi đậu xe đến nổi không đủ để đậu xe phải đưa xe ra vẻ hè phía trước. Là người đầu tiên trong lĩnh vực đầu tư khu vui chơi trẻ em bên trong quán cafe sân vườn ở thành phố Cam Ranh.

thiet ke khu vui choi tre em tphcm 1

Sự cạnh tranh, trở ngại và định hướng phát triển của chuỗi khu vui chơi tiNiWorld 

Có thể nói các khu vui chơi mới đang là đối thủ của chính khu vui chơi cũ hơn trong cùng hệ thống hoặc khác hệ thống. Tuy nhiên, ông Thomas Ngô lại cho rằng, đây không phải là trở ngại lớn, bởi Công ty đã tính toán mức giá phù hợp với thu nhập của khách hàng ở từng khu vực. Trở ngại lớn nhất mà ông chủ tiNiWorld thừa nhận là mô hình kinh doanh khu vui chơi trẻ em ở Việt Nam chưa có một chuẩn chung, cũng chưa có doanh nghiệp nào đi trước nên Công ty phải tự mày mò tìm đường phát triển.

Với chiều cao hơn 1,8 mét, áo sơ-mi kẻ sọc gọn gàng, ông chủ tiNiWorld lặng lẽ quan sát từng khu vực ở khu vui chơi mới mở tại Sài Gòn Centre. Lâu lâu, ông lại bắt chuyện hỏi thăm các phụ huynh đi ngang qua. Ông cho rằng, mô hình kinh doanh khu vui chơi giải trí cho trẻ em rất kén chọn nhà đầu tư, vì chủ doanh nghiệp phải cân bằng giữa lợi ích kinh doanh và trách nhiệm xã hội. Có lẽ vì thế mà cho đến nay, tiNiWorld vẫn tự đầu tư và chưa có ý định nhượng quyền hay gọi vốn bên ngoài.

Tìm hiểu về thị trường khu vui chơi trẻ em ở những năm đầu phát triển

Những năm 2009, một khu trung tâm trò chơi tầm 100 m2 cùng với những trò chơi đơn giản như cầu tuột, nhà banh… là đã có thể đáp ứng thị trường. Nhưng giờ đây, các khách hàng là cha mẹ lại muốn con cái được chơi trong một không gian thoáng và sạch hơn, còn khách hàng nhí luôn mong có những trò chơi sáng tạo, mới mẻ. Chính vì thế, những trung tâm có quy mô lớn, lên đến 300 m2 hay cả nghìn mét vuông sẽ tạo được lợi thế cạnh tranh.

Các hình thức thu vé từ khách hàng

Ngoài ra, vì ngày càng có nhiều trung tâm trò chơi với mọi mô hình và quy mô lớn nhỏ được mở ra, nên khách hàng có thêm nhiều lựa chọn về giá. Có nơi đưa ra hình thức đồng xu, khoảng 3.000-5.000 đồng một xu để khách hàng linh hoạt trong hầu bao, nhưng cũng có nơi giá vé vào cổng dao động 30.000 – 80.000 đồng một vé, tùy địa điểm, tùy vào các ngày trong tuần và quy mô của từng khu.

Trong khi đó, giá vé của ở khu khác từ 180.000 đến 280.000 đồng một vé trọn gói và chơi được tất cả các trò chơi (chưa kể vé người lớn đi kèm).

Hoặc thậm chí những khu vui chơi tư nhân, kinh doanh theo hộ gia đình mở khu vui chơi trẻ em diện tích dao động từ 150m2 – 250m2 thu vé chừng 20k – 35k trên 1 vé cho bé mỗi lần vui chơi trọn gói.

Thời gian thu hồi vốn khi đầu tư kinh doanh khu vui chơi trẻ em

Do chi phí vận hành cao, thay vì thời gian thu hồi vốn đối với các khu trung tâm vui chơi trung bình chỉ khoảng 2-3 năm, Đối với khu vui chơi MINI dành cho bé có thể thời gian thu hồi vốn từ 3 -5 tháng, nhưng đối với các trung tâm lớn phải 6-8 năm. Theo tiết lộ từ phía Vietopia, chi phí vận hành của trung tâm này trung bình từ 3,5 – 4 tỷ đồng mỗi tháng (chưa kể khấu hao).

Nhưng các nhà đầu tư cũng cho biết, ngoài doanh thu tiền vé và một số dịch vụ đi kèm, các khu vui chơi còn được tài trợ bằng nhiều hình thức từ phía các nhãn hàng, thông qua chia sẻ không gian và sự xuất hiện các thương hiệu.

Còn những khu vui chơi tư nhân ngoài thị trường khác thì thời gian thu hồi vốn như thế nào? Xin mời quý khách hàng tham khảo bài tư vấn tính toán thời gian thu hồi vốn khi kinh doanh khu vui chơi trẻ em.

Công ty TNHH SX TM DV TRẺ EM VIỆT đã cung cấp thông tin phân tích thị trường khu vui chơi trẻ em ở trên, chúng tôi hy vọng sẽ đóng góp phần nào trong chiến lược kinh doanh kết hợp cùng khu vui chơi trẻ em của quý khách hàng. Nếu Bạn có những ý kiến đóng góp thêm để thị trường mở khu vui chơi trẻ em thêm nhiều thông tin bổ ích hơn cho chủ đầu tư. Xin mời bạn để lại lời bình luận bên dưới. Trẻ Em Việt Chân thành cảm ơn!

Bạn muốn mở khu vui chơi trẻ em?

Hay bạn đang dự định mở khu vui chơi nhưng băn khoăn chưa biết bắt đầu và chiến lược kinh doanh ra sao? chi phí đầu tư như thế nào, xây dựng nhà quy cách nào là tối ưu cho phần trang trí khu vui chơi,… Cty TRẺ EM VIỆT sẽ đồng hành cùng bạn trong những ngày đầu hình thành ý tưởng.

Hotline: 0941 7777 05 Zalo – 03 3333 7615 Mrs. Ngọc.

Web: https://khuvuichoilienhoan.biz/

Địa chỉ: 37/17 Bến Lội, Bình Trị Đông A, Bình Tân, TP.HCM.

Nếu bạn muốn mở khu vui chơi trẻ em nhưng trong khu vực bạn đã có khu vui chơi trẻ em trong nhà, mà bạn thấy thị trường vẫn còn BÉO BỠ thì phải làm sao? Để giải đáp thắc mắc bạn tìm hiểu bài phân tích có nên mở khu vui chơi để cạnh tranh hay không nhé. Cuối bài sẽ có đáp án cho bạn!

 

7 thoughts on “Phân Tích THỊ TRƯỜNG KHU VUI CHƠI TRẺ EM Hiện Nay

  1. Pingback: Khu Vui Chơi Trẻ Em Kết Hợp SIÊU THỊ MiNi ( vốn 300tr )

  2. Pingback: Cách XÂY DỰNG mặt bằng Mở Khu Vui Chơi Trẻ Em Trong Nhà

  3. Pingback: Thiết Kế KHU VUI CHƠI TRẺ EM 200m2 Chi Phí, thu hồi vốn

  4. Pingback: 39+ Mô hình Kid Cafe - THIẾT KẾ và LẮP ĐẶT Khu Vui Chơi

  5. Pingback: Thi Công Thiết Kế Khu Vui Chơi Giải Trí Cho Trẻ Em Ở TPHCM

  6. Pingback: Khu Vui Chơi Trẻ Em Trong Nhà năm 2022 - Design - Lắp đặt

  7. Pingback: TỔNG HỢP 100+ MẶT BẰNG XÂY DỰNG ĐỂ MỞ KHU VUI CHƠI TRẺ EM TRONG NHÀ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
Call Now Button